This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Pages

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Kĩ thuật chăm sóc chim sơn ca

Kĩ thuật chăm sóc chim sơn ca

Chim Sơn ca không tắm bằng nước mà chúng tắm bằng cát. Mỗi tuần nên thay cát cho chim 1 lần (nếu không siêng thì 2 tuần 1 lần cũng được!). Cát cho chim tắm nên dùng cát biển mịn, dùng cát xây dựng cũng được nhưng phải thay thường xuyên hơn nếu không muốn chim bị rận. Khi thay cát, bạn dùng 2 lồng để sát cửa và lùa chim qua, tránh dùng tay bắt vì nó sẽ nhát. Nuôi chim Sơn ca ít ai nuôi 1-2 con vì nó không sung cũng như khó luyện, nếu nuôi ít bạn phải chịu khó đi dợt chim. Người ta thường nuôi khoảng 5-6 con trở lên. Chim Sơn ca phải đứng trên nấm hót trông mới đẹp. Để tập cho chim đứng lên nấm, lúc đầu bạn nên chọn loại nấm thấp, rải cát lên nấm cho chim quen, rồi sau đó nâng cao nấm lên dần.


Chim Sơn ca mà không có nắng, gió thì không thể tốt được, tuy nhiên nắng ở đây phải là nắng lúc 9-11h sáng chứ không phải chính ngọ hoặc nắng xiên khoai, gió ở đây phải là gió thoáng mát chứ không phải là gió luồng mạnh, thay đổi lưu tốc đột ngột hay là gió độc. Ở TP HCM có nắng quanh năm, rất thuận tiện để cho chim phơi nắng, ở ngoài Bắc thì thời tiết khắc nghiệt hơn: trời nóng, độ ấm lại quá lớn vào mùa hè, mùa đông thường rất lạnh và có ít ngày nắng để phơi chim.

Chim Sơn ca cũng như nhiều loài chim khác, việc thay đổi loại cám ăn đột ngột có thể khiến chúng bỏ ăn, cơ thể kém ổn định, không căng và có khi còn suy yếu, thay lông bất thường. Vì vậy bạn nên tránh việc này, nếu muốn thay một loại cám có chất lượng tốt hơn loại cám chim đã ăn quen thì cần phải thay đổi từ từ để chúng không bị sốc.
Cho chim ăn thêm cào cào non (không cho ăn sâu, kể cả sâu khô và sâu tươi) vì nếu không, chim sẽ bị xoăn lông, phải đến mùa thay lông năm sau mới hết. Lúc Sơn ca căng lửa, các bạn có thể cho ăn vài con sâu tươi cũng được nhưng chỉ thời gian căng lửa thôi. Sơn ca nuôi trong lồng, các bạn nên treo nang (mai) mực cho chim ăn để mài mỏ và để cung cấp khoáng canxi.
  Nguồn sưu tầm

Phân loại chim sơn ca

Phân loại chim sơn ca


            Họ Sơn ca (danh pháp khoa học: Alaudidae) là một họ chim dạng sẻ, chủ yếu sinh sống tại Cựu thế giới. Chỉ một loài, sơn ca bờ biển là có sinh sống ở Bắc Mỹ, tại đó nó được gọi là horned lark (sơn ca có sừng).

            Sơn ca là các loài chim nhỏ sống trên mặt đất, thường có giọng hót mê hoặc và kiểu bay liệng kì dị. Điều này kết hợp với việc chúng hay sinh sống gần các khu dân cư— đã đảm bảo cho sơn ca một vị trí nổi bật trong văn chương và âm nhạc (ví dụ sơn ca được ca tụng trong "The Lark Ascending" (1914) của Ralph Vaughan Williams).

            Các loài sơn ca làm tổ trên mặt đất, đẻ 2–6 trứng vỏ đốm. Như nhiều loài chim sống trên mặt đất khác, phần lớn các loài sơn ca có các vuốt chân sau dài, được người ta coi là giúp chúng ổn định hơn khi đứng.

Phần lớn các loài sơn ca có vẻ ngoài kém nổi bật. Chúng ăn sâu bọ và hạt.

Chim sơn ca là biểu tượng cho hạnh phúc, hy vọng, may mắn, tự do,niềm vui, tuổi trẻ, tính sáng tạo và ngày mới. Trong haiku của người Nhật, sơn ca hay 雲雀 (vân tước, ヒバリhibari) là từ để chỉ mùa xuân trong năm. Đối với người Trung Quốc, có một tín ngưỡng dân gian cho rằng sơn ca (tiếng Trung gọi là bách linh/bạch linh (百灵/白灵) hay vân tước (雲雀)) là linh hồn của người ta trở về từ cõi chết. Nó được thể hiện trong thành ngữ: 死了变成白灵鸟, 飞来也要卯亲亲 (tử liễu biến thành bạch linh điểu, phi lai dã yếu mão thân thân: chết đi biến thành chim bạch linh, buổi sớm bay đến thăm người thân).



            Họ Sơn ca (danh pháp khoa học: Alaudidae) là một họ chim dạng sẻ, chủ yếu sinh sống tại Cựu thế giới. Chỉ một loài, sơn ca bờ biển là có sinh sống ở Bắc Mỹ, tại đó nó được gọi là horned lark (sơn ca có sừng).

            Sơn ca là các loài chim nhỏ sống trên mặt đất, thường có giọng hót mê hoặc và kiểu bay liệng kì dị. Điều này kết hợp với việc chúng hay sinh sống gần các khu dân cư— đã đảm bảo cho sơn ca một vị trí nổi bật trong văn chương và âm nhạc (ví dụ sơn ca được ca tụng trong "The Lark Ascending" (1914) của Ralph Vaughan Williams).

            Các loài sơn ca làm tổ trên mặt đất, đẻ 2–6 trứng vỏ đốm. Như nhiều loài chim sống trên mặt đất khác, phần lớn các loài sơn ca có các vuốt chân sau dài, được người ta coi là giúp chúng ổn định hơn khi đứng.

Phần lớn các loài sơn ca có vẻ ngoài kém nổi bật. Chúng ăn sâu bọ và hạt.

Chim sơn ca là biểu tượng cho hạnh phúc, hy vọng, may mắn, tự do,niềm vui, tuổi trẻ, tính sáng tạo và ngày mới. Trong haiku của người Nhật, sơn ca hay 雲雀 (vân tước, ヒバリhibari) là từ để chỉ mùa xuân trong năm. Đối với người Trung Quốc, có một tín ngưỡng dân gian cho rằng sơn ca (tiếng Trung gọi là bách linh/bạch linh (百灵/白灵) hay vân tước (雲雀)) là linh hồn của người ta trở về từ cõi chết. Nó được thể hiện trong thành ngữ: 死了变成白灵鸟, 飞来也要卯亲亲 (tử liễu biến thành bạch linh điểu, phi lai dã yếu mão thân thân: chết đi biến thành chim bạch linh, buổi sớm bay đến thăm người thân).

(Theo: Wikipedia)










Tại Việt Nam, Sơn Ca được ưa chuộng nhất là loài sống ở Đà Nẵng đến Quảng Ninh do màu lông sáng hơn và có giọng hót hay hơn những nơi khác.(ở SGN thường gọi chung là sơn ca Huế)
Phần lớn các nghệ nhận đánh giá Sơn Ca có đẳng cấp không loài nào có thể qua mặt, tuy vẻ bề ngoài xấu xí nhưng Sơn Ca có giọng hót dài, âm thanh thánh thót và âm diệu du dương thay đổi liên tục như tiếng suối reo , thác đổ...

Vùng có sơn ca: Sơn ca thi có thể nói là cả 3 miền của Việt Nam đều có như hay nhất thì có sơn ca tại Bãi Cháy (Quảng Ninh): vừa lớn con, đẹp, giọng hót thì tuyệt; sơn ca Huế: lớn con, lông màu vàng nghệ, trán nổi vân; sơn ca Đà Nẵng: vân khía hót cũng hay; sơn ca Bà Điểm, Long Thành : hơi nhỏ con, màu lông tối, rất nhát, nuôi lâu dạn nhưng hót được.


(Theo: Wikipedia)

Cách chăm sóc chim sơn ca


* Chăm sóc chim:
- Nuôi sơn ca non đến khi hót được, bạn phải mất một thời gian nuôi, thường phải qua kỳ thay lông , thường phải 5-7 tháng với điều kiện bạn phải chọn đúng chim trống. Củng có con trống nhưng chậm hót, nuôi sơn ca chúng ta nên kiên trì
- Sơn ca nuôi rất khó lên , bình quân nuôi 1 bầy chim con khoảng 30 con thì sau 6 tháng chỉ lựa lại được khoảng 5-6 con thôi, 5-6 con này nuôi khoảng 4-6 tháng nữa thì bắt đầu hót, nếu có chim lớn hay thì khoảng 10 tháng là hót tương đối. Bình quân 1 con sơn ca nuôi từ nhỏ lên thì khoảng > 1 năm mới chơi được. Còn sơn ca thăng thì trong 5-6 con giữ lại "có thể" có 1 con thăng...tỷ lệ rất thấp, muốn có được 1 con hay thì nên nuôi 5-10 sau đó tuyển ra con hay (nuôi càng nhiều tỷ lệ lựa được chim hay càng nhiều). Với sơn ca Huế tỷ lệ nuôi thành công cao hơn. Trong thiên nhiên con sơn ca thường hót vào chiều mát 4-5h chiều, chim thuờng bay vút lên cao rồi giăng cánh ra vừa hót vừa rơi xuống và lại tiếp tục bay lên. Nếu muốn nuôi sơn ca thì phải kiên nhẫn...Nếu chim của bạn nuôi chim non lên khoảng >8 tháng mà vẫn chưa hót thì xem như con này khó mà hay rồi nên tuyển con khác thì hơn
- Bổi già vẫn có con hót tốt ....Nhưng nuôi bôi già vất vả hơn nhiều, Do ban đầu bổi thường rất nhát nên chúng ta dể làm chúng hoảng sợ, bay loạn xạ trong lồng, dễ bị hỏng móng hậu. Và luyện cho chim ăn cám cũng lâu và khó hơn. (nhiều con khi đă ăn cám nhưng ăn cầm chừng, do thời gian sống ngoài thiên nhiên quá lâu khó thích nghi với cám => suy yếu dần mà chết
- Nuôi sơn ca phải có, đủ nắng gió (thường thì một ngày sơn ca cần phơi nắng> 6h, tùy nơi và kinh nghiệm nữa), thời gian phơi nắng càng lâu thì chim càng mau lên, tuy nhiên bạn phải tập từ từ cho nó nếu chim của bạn chưa từng phơi lâu như vậy có thể làm chết chim, chúng không tắm bằng nước mà tắm cát
- Chọn sơn ca đẹp, và hay thì trên người phải có đốm nổi bật. 2 cánh trường bắt chéo trên lưng không nằm hai bên, giọng hót đòi hỏi phải luyến láy đổi giọng liên tục từ thấp đến cao rồi lại xuống thấp, mỗi lần hót phải kéo dài ít nhất 30 hồi. Những con sơn ca hay đều lên nấm hót, vừa hót vừa búng cánh như chuẩn bị bay lên rất đẹp mắt
-Nuôi sơn ca đơn giản hơn các loài chim hót khác, chỉ cần cám con cò thêm tí trứng là đủ không cầu kỳ gì nhiều. Nếu có điều kiện thì làm ít kê bóc vỏ (loại kê nếp chuyên làm bánh đan kê, cứ mỗi lạng cho hai lòng đỏ trứng trộn đều phơi dưới trời nắng to( lưu ý nếu sao thì phải thật nhỏ lửa) cho vào hộp đậy kỹ để chim ăn dần. Thỉnh thoảng cho thêm ít sau tươi, châu chấu non là được. Nhưng quan trọng nhất là phải cho ăn rau. Tốt nhất là dưa chuột hoặc mướp đắng bổ đôi cho vào lồng chim tự rỉa ăn dần
-. Sơn ca hót chuẩn phải giọng trời, giọng thiên nhiên không pha tạp các giọng chim khác thì mới hay còn về Thăng ca khi thăng (bay lên) lên phải dừng lại ở đỉnh lồng và khi đó ta ngồi nhìn rõ cặp mắt chim, còn nếu chỉ tung mình lên rồi hạ xuống ngay là chưa được. khi lên đỉnh lồng nó dừng lại và bay vòng quanh vừa bay vừa líu ríu hót. Để nghe giọng hót của sơn ca, cần không gian yên tĩnh, không bị lẫn quá nhiều tạp âm. Vì vậy ít khi người chơi Sơn ca nuôi các loài chim có giọng hót to, như mi, choè, hay khướu...!
-Nuôi sơn ca phải thay cát tuần một lần là được ( không có điều kiện thì 2 tuần lần), dùng cát trắng mịn, nếu ko có có thể dùng các loại các mịn ở gần băi biển. Khi thay cát dùng 2 lồng để sát cửa và lùa chim qua, tránh dùng tay bắt vì nó sẽ nhát. Nuôi chim sơn ca nếu nuôi ít thì thường xuyên đi dợt chim mới sung
-. Với nhiều loài chim thay đổi loại cám làm cho chim không ổn định, không căng ể bị thay lông ép buột, đặc biệt đối với sơn ca nên tránh thay đổi cám
-Hàng ngày các bạn nhớ cho ăn cào cào non (không cho ăn sâu kể cả sâu khô và sâu tươi) có thể làm chim của bạn lông bị xoăn hư lông, phải đến mùa thay lông sau mới hết. Lúc sơn ca căng lửa các bạn có thể cho ăn vài con sâu tươi cũng được nhưng chỉ thời gian căng lửa thôi. Sơn ca nuôi các bạn treo nang (mai) mực cho chim ăn để mài mỏ và để cung cấp khoáng canxi, Sơn ca ăn các loại bông cỏ và côn trùng nhỏ, kiến cánh, mối, cào cào non, sâu bột. Ngoài ra chim còn ăn kê bóc vỏ trộn lòng đỏ trứng.
*Phụ kiện

- Nuôi chim sơn ca phải có lồng cao, đáy chắc chắn để đựng cát, nấm để chim đứng. Nấm thì chọn nấm có mấy nấc để tập cho sơn ca đứng lên nấm.
- Sơn Ca cần lồng cao để thăng cao, múa dễ dàng.
- Chim sơn ca bổi mới mua về các bạn cho vào lồng thấp (khoảng 70cm cao) có nấm thấp. Chim thuộc thì tìm lồng cao khoàng 1,2m nấm khoàng 15cm là vừa , nếu chim đă vừa thăng vừa hót rồi thì nên có lồng càng cao càng tốt vì nếu lồng thấp hơn sơn ca bay mà đụng nóc thì chim sẻ ko thăng nữa

Xem thêm: Chăm sóc chim sơn ca khi thay lông

Tổng Quan về Chim Sơn Ca

Tổng quan về chim sơn ca

Tên Việt Nam Chim Sơn Ca
Tên Khác Chim Cà Lơi
Tên Khoa Học Alaudidae
Là Một họ chim dạng sẻ, Chim sơn ca là biểu tượng cho hạnh phúc, hy vọng, may mắn, tự do,niềm vui và sáng tạo.
Ở Việt Nam chúng được phân bố nhiều dọc bờ biển từ Quảng Ninh vào đến Bình Thuận,nhưng vẫn có vài loài nằm trong các vùng xa biển như ( Sơn Ca Bà Điểm )
Chim Sơn Ca đã được nuôi từ rất lâu, ở Trung Quốc vả Việt Nam nó được nuôi trong cung vua, sau này nhiều người mới biết đến giọng hót hay của chúng và bắt đầu nuôi nhiều

1/ Cách chọn chim

Thường những người nuôi chim Sơn Ca chọn chim non để nuôi, chim già rất khó thuần hóa.Khi chim non mang về nuôi ta nên chọn cho đúng chim trống, ta nhốt một vài chim non trong lồng khi đập tay vào chim trống thường ngóc đầu và phóng lên, còn chim mái thì chúí đầu xuống tỷ lệ này có thể đạt 80 phần trăm .
Chọn chim vùng nào là hay? Theo kinh nghiệm của những người nuôi chim Sơn Ca thì Sơn Ca Huế Và Sơn Ca Quảng Ninh có mầu lông hung đỏ và có giọng hót rất hay, khi thuần dưỡng được nhiều mùa thì chim càng sung mãn và hót nhiều hơn

Cũng có thể sử dụng cách 2 này (Đây là kinh nghiệm chọn chim Sơn Ca trống mái cuả một người với tư cách là người buôn bán chim cảnh cũng như những kinh nghiệm nuôi chim Sơn Ca lâu năm)

 Bắt chú chim sơn ca lật ngửa bụng lên và thổi ngay bụng trứng của nó , con nào hở lông thấy đám thịt tại bụng có khoảng trống đám thịt bụng không có lông bụng là chính xác chim mái, còn chim trống thì ngược lại .... Phương pháp này cho kết quả 100%....

2/ Chọn Lồng Nuôi


Thường ta nên chọn lồng 52 hoặc 56 nan và chiều cao khoảng 1m là vừa, bồng, dù (cầu đậu ) từ 15 đến 20 phân dưới đáy lồng rải một lớp cát mỏng loại cát sạch (Chim Sơn Ca không tắm nước mà chỉ tắm cát )

3/ Thức ăn
Ngoài thiên nhiên chim Sơn Ca thường ăn các loại côn trùng như sâu bọ, dế , gián và các hạt cỏ, hạt thực vật khô trên mặt đất. khi nuôi nhốt trong lồng ta nên làm thức ăn cho chúng như sau. Xin đưa ra 2 công thức để các bạn lựa chọn

a/ 200g hạt kê đã lột vỏ ( loại kê để nấu chè )
5 lòng đỏ trứng gà
1 lon sâu khô
50g tép khô lạt (nhạt )
1 phần nhỏ vitamin tổng hợp danh cho gia cầm loại nhỏ (gà con )
Tất cả được chế biến ở dạng sống và phơi hoặc sấy khô  (riêng tép và sâu khô phải say nát rồi trộn với hạt kê )

b/ 200g cám tổng hợp (cám Ba vì)
5 lòng đỏ trứng gà
1 lon âu khô
1 phần vitamin
Ngoài thức nói trên nên cho chúng ăn bổ sung cào cào non và sâu gạo
Lưu ý khi nuôi nên chọn 1 trong 2 công thức mà ta chọn không nên thay đổi thức ăn một cách tùy tiện như vậy chim dễ thay lông và bị mất lửa

4/ Cách Chăm Sóc
Chim Sơn Ca rất dễ chăm sóc. Tuy nhiên có một vài kinh nghiệm nhỏ, nhưng lại rất quan trọng cho việc nuôi chúng thành công. Nếu chúng ta bỏ qua thì sự thành công khó mà mang đến cho mình được. Như đã nói chăm sóc chim thì không khó, nhưng nuôi để cho chúng hót thì vô cùng khó khăn. Tôi là người đã nuôi hàng trăm con Sơn Ca, qua thời gian nuôi đã thành công, nên bật mí chia sẻ cùng các bạn những bí quyết đó.

Chim Sơn Ca nếu nuôi một vài chim non thì chúng không thể tự hót sau thời gian nuôi 1 đến 2 mùa. Do đó khi nuôi ta phải có một hai chim thầy ( chim đã hót có nhiều mùa ).
Trong thời gian nuôi, lũ chim non luôn nghe ngóng chim thầy hót và dần dần chúng sẽ hót theo, chính vì vậy mà những người nuôi một hai con rất khó thực hiện được điều này. nên chọn chim đã bắt đầu tự hót, và nên nhớ chim Sơn Ca nuôi một mình chúng rất lười hót. nhưng nếu nuôi từ hai con trở lên thì điều này lại ngược lại,
Đặc biệt ở loài chim này chúng lại không lấn áp nhau giọng hót ( đè nhau) . Tôi đã từng chứng kiến hàng chục con chim của mình, khi một con cất lên tiếng hót , những con khác cũng hót theo tạo thành một dàn đồng ca vô cùng lý thú.
Chim Sơn Ca rất sợ bóng tối. Do đó mỗi buổi sáng ta nên cho chúng tắm nắng từ 2 đến 3 giờ rồi mang vào treo chỗ mát có nhiều ánh sáng. Đặc biệt ban đêm hoặc trong mùa thay lông
cũng không nên chùm áo lồng.
Trong 1 tuần ta nên bắt chúng ra rửa sạch chân bằng nước có pha thêm chút muối , dọn móng chân cho chúng ( nếu quá dài ) và thay cát mới
 




 

Chim Sơn Ca

Chim Sơn Ca          

Họ Sơn ca (Alaudidae) là một họ chim dạng sẻ, sống ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng có giọng hót mê hoặc và kiểu bay liệng kì dị. Chim sơn ca từ trước đến nay đã được các nhạc sĩ, văn sĩ đưa vào trong âm nhạc và văn học như một hình tượng của sự trong trẻo, thanh khiết, tự do, hạnh phúc và tuổi trẻ. Nuôi chim sơn ca làm cảnh là một thú chơi tao nhã được mọi người ưa chuộng... Dưới đây là một bài viết tổng quan về loại chim sơn dã này.
Chim Son Ca



     1. Tổng quan

        Họ chim Sơn ca gồm nhiều chi nhỏ. Đa số các loài sơn ca có kích thước nhỏ bé.  Chúng thường sống trên mặt đất, do đó giò và các ngón chân cũng có cấu tạo thích nghi với môi trường sống dưới đất. Giò của sơn ca khá dài và khỏe, được phủ vảy cả hai mặt trước, sau. Cạnh sau của giò tròn chứ không sắc như những họ chim khác thuộc bộ Sẻ. Móng chân cái của chim sơn ca thường dài và thẳng.

        Mỏ sơn ca hình chóp, mép mỏ trên và dưới trơn, mút mỏ trên có vết lõm. Cánh dài, nhọn có 9 hay 10 lông cánh sơ cấp. Đuôi có 12 lông. Bộ lông thường xỉn, màu nâu hung hay nâu, rất khó phân biệt với đất và cỏ khô. Chim đực và chim cái có bộ lông khá giống nhau. Các lông gáy thường dựng lên thành mào lông ngắn.

         Họ chim này thường sống ở đồng ruộng, bãi cỏ ở đồng bằng và miền núi. Thức ăn chính là côn trùng và hạt cỏ dại. Làm tổ trên mặt đất trong các bụi cỏ. Mỗi lứa đẻ 3-5 trứng. Thời gian ấp trứng từ 12-16 ngày.

        Họ chim Sơn ca phân bố rộng trên thế giới, gồm 47 loài. Ở Việt Nam có 4 loài thuộc 2 giống, Sơn ca được ưa chuộng nhất là loài sống ở Đà Nẵng đến Quảng Ninh do màu lông sáng hơn và có giọng hót hay hơn những nơi khác (ở Sài Gòn thường gọi chung là sơn ca Huế).

        Phần lớn các nghệ nhân chơi chim cảnh đều đánh giá chim Sơn ca có giọng hót không loài chim nào có thể “qua mặt” đươc. Giọng hót của Sơn ca dài, âm thanh thánh thót và âm diệu du dương thay đổi liên tục như tiếng suối reo, thác đổ...

          2. Phân biệt chim trống và chim mái

Sơn ca trống (a) lông ở lườn nhiều hơn sơn ca mái (b)


        Chim sơn ca trống và mái có màu lông khá giống nhau vì thế khó phân biệt. Theo kinh nghiệm của một số người chơi chim Sơn ca lâu năm thì chim trống có đầu, ngực và vai to hơn chim mái. Lông ở lườn chim trống nhiều hơn (vì chim mái trong mùa đẻ rụng bớt các lông tơ ở lườn để ấp trứng). Ở ngực Sơn ca trống, lông thường chẻ đôi. Lúc đi lại, nhảy nhót, chim sơn ca đực thường “thò lên thụt xuống” (nghĩa là nó cứ đi một hai bước thì đầu nó lại thò lên thụt xuống) và phát ra tiếng kêu “tít tít, cheo cheo” khá trong trẻo, gần giống tiếng hót. Trong khi đó chim mái thì phát ra những tiếng “xèo xèo” rè và đục hơn.

        Ngoài ra, để chọn chim trống, khi mua hãy banh nhỏ miệng chim sơn ca ra, con nào nào có từ 3-5 chấm đen trên lưỡi thì khả năng là chim trống đến 90%.

Chú ý:  Chim sẻ đồng có màu lông giống chim Sơn ca, và thường bị nhầm với chim sơn ca. Tuy nhiên, để ý sẽ thấy chim sẻ đồng nhỏ con hơn, và màu lông của chúng ngả sang màu vàng nhiều hơn ở Sơn ca, hơn nữa chim sơn ca có mào còn ở sẻ đồng thì không có. Con Bách linh cũng giống hệt Sơn ca, nhưng to gấp rưỡi, giọng ngắn và không hay bằng chim sơn ca, nhưng vẫn có nhiều người nuôi Bách linh làm cảnh.

Nguồn: Aquabird.com.vn