Pages

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Chim Sơn Ca

Chim Sơn Ca          

Họ Sơn ca (Alaudidae) là một họ chim dạng sẻ, sống ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng có giọng hót mê hoặc và kiểu bay liệng kì dị. Chim sơn ca từ trước đến nay đã được các nhạc sĩ, văn sĩ đưa vào trong âm nhạc và văn học như một hình tượng của sự trong trẻo, thanh khiết, tự do, hạnh phúc và tuổi trẻ. Nuôi chim sơn ca làm cảnh là một thú chơi tao nhã được mọi người ưa chuộng... Dưới đây là một bài viết tổng quan về loại chim sơn dã này.
Chim Son Ca



     1. Tổng quan

        Họ chim Sơn ca gồm nhiều chi nhỏ. Đa số các loài sơn ca có kích thước nhỏ bé.  Chúng thường sống trên mặt đất, do đó giò và các ngón chân cũng có cấu tạo thích nghi với môi trường sống dưới đất. Giò của sơn ca khá dài và khỏe, được phủ vảy cả hai mặt trước, sau. Cạnh sau của giò tròn chứ không sắc như những họ chim khác thuộc bộ Sẻ. Móng chân cái của chim sơn ca thường dài và thẳng.

        Mỏ sơn ca hình chóp, mép mỏ trên và dưới trơn, mút mỏ trên có vết lõm. Cánh dài, nhọn có 9 hay 10 lông cánh sơ cấp. Đuôi có 12 lông. Bộ lông thường xỉn, màu nâu hung hay nâu, rất khó phân biệt với đất và cỏ khô. Chim đực và chim cái có bộ lông khá giống nhau. Các lông gáy thường dựng lên thành mào lông ngắn.

         Họ chim này thường sống ở đồng ruộng, bãi cỏ ở đồng bằng và miền núi. Thức ăn chính là côn trùng và hạt cỏ dại. Làm tổ trên mặt đất trong các bụi cỏ. Mỗi lứa đẻ 3-5 trứng. Thời gian ấp trứng từ 12-16 ngày.

        Họ chim Sơn ca phân bố rộng trên thế giới, gồm 47 loài. Ở Việt Nam có 4 loài thuộc 2 giống, Sơn ca được ưa chuộng nhất là loài sống ở Đà Nẵng đến Quảng Ninh do màu lông sáng hơn và có giọng hót hay hơn những nơi khác (ở Sài Gòn thường gọi chung là sơn ca Huế).

        Phần lớn các nghệ nhân chơi chim cảnh đều đánh giá chim Sơn ca có giọng hót không loài chim nào có thể “qua mặt” đươc. Giọng hót của Sơn ca dài, âm thanh thánh thót và âm diệu du dương thay đổi liên tục như tiếng suối reo, thác đổ...

          2. Phân biệt chim trống và chim mái

Sơn ca trống (a) lông ở lườn nhiều hơn sơn ca mái (b)


        Chim sơn ca trống và mái có màu lông khá giống nhau vì thế khó phân biệt. Theo kinh nghiệm của một số người chơi chim Sơn ca lâu năm thì chim trống có đầu, ngực và vai to hơn chim mái. Lông ở lườn chim trống nhiều hơn (vì chim mái trong mùa đẻ rụng bớt các lông tơ ở lườn để ấp trứng). Ở ngực Sơn ca trống, lông thường chẻ đôi. Lúc đi lại, nhảy nhót, chim sơn ca đực thường “thò lên thụt xuống” (nghĩa là nó cứ đi một hai bước thì đầu nó lại thò lên thụt xuống) và phát ra tiếng kêu “tít tít, cheo cheo” khá trong trẻo, gần giống tiếng hót. Trong khi đó chim mái thì phát ra những tiếng “xèo xèo” rè và đục hơn.

        Ngoài ra, để chọn chim trống, khi mua hãy banh nhỏ miệng chim sơn ca ra, con nào nào có từ 3-5 chấm đen trên lưỡi thì khả năng là chim trống đến 90%.

Chú ý:  Chim sẻ đồng có màu lông giống chim Sơn ca, và thường bị nhầm với chim sơn ca. Tuy nhiên, để ý sẽ thấy chim sẻ đồng nhỏ con hơn, và màu lông của chúng ngả sang màu vàng nhiều hơn ở Sơn ca, hơn nữa chim sơn ca có mào còn ở sẻ đồng thì không có. Con Bách linh cũng giống hệt Sơn ca, nhưng to gấp rưỡi, giọng ngắn và không hay bằng chim sơn ca, nhưng vẫn có nhiều người nuôi Bách linh làm cảnh.

Nguồn: Aquabird.com.vn 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét